KINH NGHIỆM DU HỌC NEW ZEALAND

du học new zealand

Du học New Zealand sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các bạn trẻ. New Zealand đi đầu trong lĩnh vực giáo dục; ngoài ra đây còn là vùng đất xanh tươi, yên bình phù hợp để học tập và sinh sống.

Để hiểu hơn về đất nước, con người cũng như việc du học tại quốc gia này, hãy cùng DUHOCVES tham khảo những thông tin bổ ích sau.

1. Chuẩn bị hành lý du học New Zealand gồm những gì?

1.1. Giấy tờ và đồ đạc được mang theo

– Hộ chiếu gốc, visa

– Vé máy bay

– Thư mời nhập học của trường + Biên lai đã đóng tiền học phí của trường

– Học bạ/bảng điểm + bằng tốt nghiệp + giấy khai sinh: photo công chứng và dịch công chứng

– 8 ảnh chân dung nền trắng

– Đồ dùng cá nhân: khăn mặt, khăn tắm, bàn chải, kem đánh răng, bộ cạo râu và dao cạo (nam giới), mỹ phẩm, trang sức, nước hoa, kem chống nắng…

thu-tuc-xin-visa-du-hoc-new-zealand

– Quần áo lạnh, nên có ít nhất 1 cái áo gió mỏng và 1 áo phao. Áo quần cuộn tròn lại sẽ tiết kiệm diện tích

– Các dụng cụ văn phòng phẩm cần thiết (như bút chì, compa, v v).

– Một số món quà gọn và nhẹ để làm quà cho homestay, thầy cô, ví dụ như khăn lụa, cà vạt, đồ thổ cẩm…

– Một ít mì gói, ngũ cốc…(phòng trường hợp khi qua học sinh chưa quen được với thức ăn).

– Có thể mua laptop ở Việt Nam hoặc bên đó đều tốt.

– Các chấu điện cắm 3 chấu để sử dụng cho các sản phẩm điện (như sạc điện thọai, v v) mang qua vì chế độ cắm điện ở New Zealand là 3 chấu trong khi ở Việt Nam là 2 chấu.

– Nên mua pin dùng cho các sản phẩm điện tử ở Việt Nam.

– Thuốc men (các lọai thuốc như đau đầu, thuốc cảm, đau bụng…).

1.2. Đồ đạc không được mang theo

– Những sản phẩm làn từ thịt, vì phải khai báo ở hải quan và sẽ bị hủy ngay tại chỗ.

– Tập giấy trắng, vì tập ở New Zealand có nhiều kích cỡ và dòng kẻ khác nhau tùy theo từng môn học (học sinh sẽ được trường cho biết là phải mua những lọai tập gì tùy theo môn học đã chọn).

– Những đồ dùng điện gia dụng như: bàn ủi, máy sấy (hair dryer) bởi vì điện thế ở New Zealand

hơi cao hơn ở Việt Nam, sẽ làm cháy các sản phẩm điện. Nếu muốn có thể mua bên đó với giá không mắc lắm.

– Hàng cấm như vũ khí…

2. Làm gì khi đi sân bay?

Vé máy bay

Có rất nhiều hãng hàng không có tuyến bay đến New Zealand như Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Cathay, Thai, China, Malai… Học sinh có thể mua vé máy bay trực tiếp từ các hang hàng không hoặc đăng ký vé máy bay qua Văn phòng Trung tâm tại Việt Nam.

Thủ tục tại sân bay

Tùy từng hãng bay có yêu cầu khác nhau về trọng lượng hành lý được mang. Thông thường một người lớn được phép mang theo 7 kg hành lý xách tay và 20 kg hành lý ký gửi. Nếu có hành lý quá cước thì bạn sẽ phải trả tiền theo biểu giá cho hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, giá cả thay đổi tùy theo hãng hàng không mà bạn sử dụng.

Ở New Zealand, phần lớn đồ điện gia dụng tương đối rẻ. Trừ những trường hợp cần thiết, bạn nên cố gắng mang theo càng ít vật dụng điện càng tốt để tránh trả tiền cho hành lý quá cước.

Bạn hãy lưu ý là hải quan Việt nam yêu cầu tất cả các băng, đĩa có ghi thông tin phải được kiểm duyệt trước khi mang ra khỏi Việt Nam.

Hải quan New Zealand nghiêm cấm không được mang vào New Zealand thực phẩm, động vật và các sản phẩm thực vật, ví dụ như sữa, đồ hộp, hoa quả tươi. Nếu có, hãy khai báo cẩn thận, nếu không sẽ bị phạt).

Đưa đón sân bay

Bạn nên sắp xếp để có người đón tại sân bay, nên có số điện thoại của người đón và địa chỉ sẽ ở. Trong trường hợp không tìm được người đón thì điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, chờ đợi theo đúng hướng dẫn, nếu vẫn không được hãy đến bàn dịch vụ của hãng hàng không hoặc sân bay nhờ họ liên lạc với người đón bạn, hoặc gọi điện trước đến nơi ở và tự đi taxi về nhà.

3. Chỗ ở khi du học New Zealand

3.1. Sống trong ký túc xá

Phần lớn các trường đại học đều có ký túc xá thường có phòng đơn hoặc phòng tập thể, có đồ đạc, phòng tắm, chăn gối và thức ăn. Đây là cách tốt nhất để làm quen với bạn mới. Nếu bạn muốn ở ký túc xá, bạn phải đăng ký sớm trước khi học kỳ bắt đầu vì số phòng có hạn và rất đông sinh viên đăng ký chờ. Thông thường các trường đào tạo chuyên về quản lý nhà hàng khách sạn sẽ yêu cầu bạn ở trong ký túc xá của trường để đào tạo cho tiện.

3.2. Sống cùng gia đình người New Zealand

Bạn có thể sống cùng với một gia đình người New Zealand. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ bao gồm cả phòng ở và ăn uống hay chỉ có phòng ở không.

3.3. Thuê nhà

Bạn có thể thuê nhà và chia phòng với bạn cùng lớp hoặc bạn của bạn. Bạn có thể đến các đại lý nhà đất hoặc xem mục cho thuê nhà trên báo. Thời gian cho thuê có thể là 3, 6 hoặc 12 tháng và được quy định trong hợp đồng thuê nhà. Chi phí được tách ra bao gồm tiền đặt cọc (thông thường là 4 tuần), tiền thuê nhà, đồ đạc, các đồ dùng trong nhà, điện thoại, gas (nếu có), tiền nối điện và sử dụng điện.

Tiền đặt cọc phải đóng trước khi bạn nhận nhà. Tiền thuê nhà thường được trả theo định kỳ 2 tuần hoặc 1 tuần 1 lần tùy theo sự thỏa thuận giữa bạn và chủ nhà.

4. Phương tiện đi lại tại New Zealand

Khi mới sang bạn phải tới ngay trạm xe buýt, xe lửa hoặc bưu điện để có được bản đồ thành phố, bản đồ các tuyến xe và lịch đón xe công cộng. Nếu bạn ở trong ký túc xá thì không quá cần thiết.

Bằng lái xe Việt Nam cũng có thể lái xe bên New Zealand nếu bạn mang bằng lái dịch sang tiếng Anh ở công ty dịch thuật nào đó rồi đến sở giao thông của bang đóng dấu là có thể dung lái xe được. Bằng lái có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày bạn đặt chân đến New Zealand. Một điều nữa là Luật giao thông của New Zealand áp dụng tay lái nghịch, khác với luật Việt Nam.

5. Tiết kiệm chi phí khi du học New Zealand như thế nào?

– Giảm chi phí thuê phòng: Các bạn có thể rủ nhau thuê chung phòng trong căn hộ có phòng bếp. Như vậy, bạn vừa có thể chia sẻ tiền thuê phòng để mức chi phí này giảm đi, đồng thời có thể cùng nhau nấu ăn ở nhà.

– Lựa chọn xe đạp và xe buýt để tiết kiệm chi phí đi lại: Tại New Zealand, phương tiện chủ yếu được sinh viên lựa chọn là đi bộ, xe đạp hoặc xe buýt nếu phải di chuyển xa. Phí đi xe buýt tại New Zealand được tính theo đơn vị khu vực (zone) khoảng 2 NZD/ zone. Tuy nhiên nếu bạn làm thẻ xe buýt thì mức phí này sẽ giảm xuống còn khoảng 1,66 NZD/ zone.

– Mượn sách thư viện hoặc mua sách cũ thay vì mua sách mới: các bạn có thể mượn sách tại thư viện hoặc tìm mua sách cũ. Có những bạn còn xin được tài liệu từ những anh chị khóa trước nhờ đó cũng giảm được chi phí khá nhiều.

– Kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập: Du học sinh có thời gian 20h / tuần để làm thêm với nhiều công việc để lựa chọn như trong quán bar, bồi bàn, quán cà phê, chọn ngành nghề có liên quan đến chuyên ngành đang học đều được, với mức thu nhập 14-15 NZD / h sinh viên đủ khả năng trang trải thu nhập trong thời gian ngắn, nhưng lưu ý đừng quá chú trọng việc làm thêm, nhiệm vụ trọng tâm của bạn vẫn là học tập thật tốt và tốt nghiệp.

>> Xem thêm thông tin:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *