Những thử thách khi du học mà sinh viên nên biết!

Du học đem lại những điều mới mẻ và trải nghiệm tuyệt vời cho những người trẻ nhưng cũng đầy thách thức và khó khăn. Vậy, những khó khăn, thách thức khi du học đó là gì và làm sao vượt qua chúng để bứt phá trên con đường du học? Hãy cùng DUHOCVES điểm qua chúng trong bài viết dưới đây nhé!

Rào cản ngôn ngữ

Học tập ở một đất nước xa lạ cũng đồng nghĩa với việc bạn đang phải vật lộn để học một ngôn ngữ mới từ đầu, hoặc nếu đã giao tiếp thông thạo ngôn ngữ nước ngoài thì bạn cũng khó có thể tránh khỏi việc không hiểu những từ lóng hay tiếng địa phương ở nơi bạn sống.

Tất nhiên bạn luôn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt điều bạn muốn nói, tuy nhiên, nó cũng chỉ giúp bạn được ở mức tương tác mà thôi. Chưa kể đôi khi ngôn ngữ cơ thể có thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc và làm cho tình huống trong cuộc trò chuyện của bạn với người khác càng trở nên tệ hơn.

Giải pháp

  • Chuẩn bị thật kỹ nền tảng kiến thức về ngôn ngữ của đât nước bạn du học trước khi đi đến đó bằng cách thực hành nó thật nhiều trước khi bắt đầu vào cuộc sống du học.
  • Chủ động kết bạn với người dân địa phương, đừng ngần ngại nhờ họ phát âm lại các từ ngữ mà bạn chưa hiểu và nhờ họ giải thích những từ bạn không hiểu khi giao tiếp với họ
  • Tìm hiểu thật kỹ về văn hóa ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của đất nước mà bạn du học
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ ở đất nước mà bạn du học và học thêm qua các app dạy ngôn ngữ trực tuyến
  • Đi làm thêm tại nước bạn du học cũng góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện ngôn ngữ bản địa đấy nhé. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng nộp CV và xin vào các công việc tại chính trường học của mình.

Sốc văn hóa

Sốc văn hoá là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự lo lắng và những cảm xúc (như ngạc nhiên, mất phương hướng, bối rối, v.v…) mà một người cảm thấy khi phải hoạt động trong một nền văn hóa hay môi trường xã hội hoàn toàn khác, ví dụ như ở nước ngoài. Nó nảy sinh từ những khó khăn trong việc hòa nhập với nền văn hoá mới, là nguyên nhân của việc khó lòng nhận thức cái gì là thích hợp và cái gì không.

Một số biểu hiện của sốc văn hóa có thể là mệt mỏi, ngủ nhiều, không ngủ được, đau đầu, nhức mỏi, thường xuyên bị dị ứng,mất phương hướng, nghi ngờ bản thân, tự cô lập bản thân, bất lực, không muốn làm gì nữa, vui buồn lẫn lộn, không kiểm soát được cảm xúc, căng thẳng với tất cả mọi thứ dù là chuyện nhỏ nhất, phản ứng thái quá hoặc tiêu cực, muốn buông bỏ mọi thứ,…

Nếu bạn vừa đặt chân đến một đất nước khác và bạn gặp phải một số dấu hiệu vừa kể trên thì chúc mừng bạn, bạn đang ở trong tình trạng sốc văn hóa. Và đôi khi bạn không chỉ đối mặt với sốc văn hóa khi đến học tập tại một quốc gia khác, mà còn phải trải qua một cú “sốc ngược” khi trở về lại chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Giải pháp

  • Không đặt áp lực cho bản thân và hãy chuẩn bị tâm lý trước khi lên đường, điều này giúp bạn có thể thích nghi tốt nhất.
  • Mang theo ảnh, các vật trang trí thân thuộc của gia đình.
  • Thường xuyên chia sẻ, trò chuyện với bạn bè và người thân ở quê hương của mình thông qua mạng xã hội, các thiết bị di động.
  • Hãy cùng các bạn bè trong hội đồng hương đi đến các khu ẩm thực châu Á, tìm kiếm món ăn mình yêu thích, cân bằng việc ăn uống để điều hòa cơ thể.
  • Hãy chủ động bắt chuyện và kết bạn với mọi gười xung quanh
  • Tham gia các hội sinh viên, các hội nhóm của trường, chủ động hòa mình, giao lưu với các bạn bè quốc tế để thư giãn tinh thần, mau chóng thích nghi với môi trường văn hóa mới.

Nhớ nhà

Có một điều không thể phủ nhận là bất kì một du học sinh nào cũng cảm thấy thật cô đơn và lạc lõng khi phải một mình ở nơi xa xứ lạ. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ những món ăn quen thuộc thường ngày là điều tất yếu sẽ xảy ra với tất cả các du học sinh.

Giải pháp

Đừng để điều này cản bước chân của bạn, hãy tham gia thêm nhiều hoạt động, giao lưu kết thêm bạn mới, biến nơi xa lạ trở nên quen thuộc. Dần dần bạn sẽ quen với cuộc sống mới và biết cách vượt qua được nỗi cô đơn. Hãy tham gia vào cộng đồng du học sinh Việt Nam ở nơi bạn sống, mọi người sẽ giang rộng vòng tay giúp đỡ bạn mọi lúc mọi nơi.

Khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch múi giờ

Ngoài những nơi như Singapore, bang California với khí hậu ấm áp, còn lại Úc, Canada, Phần Lan, hầu hết các bang của Mỹ đặc biệt là Bắc Mỹ và một số quốc gia du học hàng đầu khác đều là những quốc gia có nền khí hậu khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, chênh lệch múi giờ cũng là một thách thức không nhỏ và bạn cần thời gian để cơ thể quen với múi giờ mới. Đôi khi, nó sẽ là trở ngại để bạn kết nối với gia đình, người thân hay bạn bè ở quê nhà.

Giải pháp

Những vấn đề này có vẻ khiến bạn cảm thấy khá mệt mỏi, tuy nhiên, đừng quá lo lắng, hãy tập làm quen và sinh hoạt theo múi giờ mới và tập thói quen nấu ăn hay ăn thử các món ăn của người bản địa. Rất có thể bạn sẽ tìm được một số món yêu thích, Ngoài ra hãy tìm hiểu về thời tiết của nơi bạn du học trước khi đến đó và hãy chuẩn bị trước trang phục phù hợp.

Đồ ăn không hợp

Đồ ăn cũng là một thách thức không chỉ của riêng du học sinh Việt Nam mà rất nhiều bạn du học sinh quốc tế gặp phải. Đồ ăn không hợp khẩu vị, rất ít cửa hàng phục vụ đồ ăn Châu Á là những điều bạn sẽ gặp phải.

Nhiều bạn du học sinh Việt Nam đã quen với những bữa ăn có cơm ăn với thức ăn được xào nấu thành nhiều món và canh nên khi sang du học tại nước ngoài nhất là ở các nước Tây phương phải ăn bánh mì với thịt, trứng, sữa hay khoai tây chiên… Một thời gian đầu nhiều bạn cảm thấy hào hứng nhưng sau đó thấy chán và khó nuốt.

kho-khan-khi-du-hoc-do-an-khong-hop

Ở nhiều nước khác mà các bạn du học sinh Việt hay đi du học,  kiếm được một bữa ăn mang chất Việt rất là khó cộng thêm với việc là các bạn chưa ổn định cuộc sống và quen đường xá khi mới qua một đất nước xa lạ thì sẽ rất khó tìm những chỗ bán đồ ăn Việt, chưa kể là có khi các bạn sẽ bị lạc đường khi mải mê đi tìm nơi bán những đồ ăn đó. Thêm vào đó nếu bạn đi ăn những đồ ăn Việt đã nấu sẵn thì giá sẽ đắt hơn nhiều.

Tuy nhiên nấu nướng cũng rất mất thời gian. Và nếu như bạn ở kí túc xá thì điều này lại khá khó thực hiện. Hầu như tất cả các kí túc xá đều khắt khe trong việc cho sinh viên nội trú nấu nướng.

Giải pháp

Hãy tập thích nghi với kiểu ăn uống của người bản xứ và hãy tập làm quen với những món ăn của họ, đây là giải pháp tốt nhất. Hãy coi điều này là một cách để bạn trải nghiệm văn hóa bản địa thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, cũng có một cách khác dành cho những bạn có tài chính tốt đó là hãy hỏi người dân địa phương về những nơi có khu China Town, chợ Việt, chợ của người Á Đông. Tại đây bạn có thể mua được tất cả các thực phẩm của Việt Nam. Như nước mắm, gạo, rau củ quả được nhập từ trong nước sang với giá hơi đắt hơn giá ở quê bạn một chút nhưng nó sẽ khiến bạn giải tỏa được những thèm và nhớ những hơn vị quê nhà.

Sự khác biệt trong phương pháp học tập

Có thể bạn sẽ nhận ra các giáo sư ở nơi bạn học tập có phương pháp giảng dạy hoàn toàn khác với các phương pháp ở quê nhà của bạn và buộc bạn phải thay đổi phương pháp học tập của mình.

Các bài tập và các nhiệm vụ có thể khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, lạ lẫm, chưa kể là bạn phải viết bằng ngôn ngữ bản địa. Điều này có thể sẽ khó khăn hơn nhiều đối với những du học sinh chưa có năng lực ngoại ngữ tốt.

Bên cạnh đó, học tập tại nước ngoài đòi hỏi một nỗ lực tự học tập rất lớn từ phía học sinh – một điểm khác biệt với hình thức học tập trong nước. Điều này khiến bạn mất khá nhiều thời gian để làm quen.

Giải pháp

Hãy sắp xếp thời gian biểu của bạn và tạo một danh sách việc cần làm và thực hiện các công việc đó một cách nghiêm ngặt, đừng để các mối quan hệ xã hội chiếm hết thời gian của bạn. Ngoài ra, chuẩn bị bài trước ở nhà cũng vô cùng quan trọng nếu bạn không muốn bị bạn bè trên lớp bỏ xa về thành tích.

Cám dỗ

Đa số các bạn du học sinh du học đều ở độ tuổi khá trẻ, do vậy, cám dỗ là thách thức khi du học mà hầu hết các bạn phải vượt qua. Cám dỗ có thể đến từ sự tự do hay đến từ cám dỗ vật chất, cám dỗ của sự tò mò.

Cám dỗ khi du học có thể là học theo những thói xấu, xa đà vào lối sống vật chất, hay say mê kiếm tiền khiến cho mục đích chính của việc du học bị lu mờ, du học sinh bị cuốn lối sống không tốt cho bản thân.

kho-khan-khi-du-hoc-cam-do

Với môi trường học tập tự học là chủ yếu, các bạn có rất nhiều thời gian và không có sự quản thúc, thoát khỏi sự kèm cặp của gia đình và thầy cô, không ít bạn trẻ bị cuốn vào những cám dỗ bên ngoài.

Bên cạnh đó, phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong khoảng thời gian đầu du học, khiến các bạn muốn bỏ cuộc, vùi mình vào cuộc sống ăn chơi mà quên mất bao cố gắng trước đây để rồi phải hối tiếc.

Giải pháp

Để tránh xa được những cám dỗ này, bạn cần thiết lập kỷ luật chi tiêu, hãy nhớ tới những khoảng thời gian cố gắng để đạt được cơ hội du học để nhắc nhở bản thân mỗi khi chậm chân vào cám dỗ.

Sống tự lập

Du học đồng nghĩa với việc bạn phải tự làm mọi thứ một mình, tự mình dậy đúng giờ, ăn đúng bữa, tự giặt đồ, tự nấu ăn….Những việc này tưởng chừng như đơn giản, nhưng đối với các bạn chưa từng trải nghiệm qua thì nó thực sự là thách thức.

Không những vậy, việc làm quen với cuộc sống tự lập sẽ thực sự khiến bạn xuống tinh thần nếu bạn đang đối mặt với một loạt những khó khăn đặc biệt là vấn đề quản lý thời gian.

Thử thách này có thể được cảm nhận đặc biệt trong vài tháng đầu tiên đi du học. Nhưng sau đó, bạn sẽ xây dựng một mạng lưới hỗ trợ mới và sau một năm hoặc lâu hơn, mọi thứ sẽ ổn!

Giải pháp

  • Trước khi du học, bên cạnh việc tập trung vào học tập, bạn cần luyện cho mình khả năng tự lập thông qua các kỹ năng như quản lý thời gian, làm việc nhóm, kỹ năng xử lý vấn đề, biết tự chăm sóc bản thân từ những việc đơn giản như nấu ăn, chăm sóc bản thân khi bị ốm….
  • Ngoài ra, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội cũng là cách bạn rèn luyện tính tự lập, có thêm kinh nghiệm sống và những kỹ năng bổ ích để vượt qua những thử thách đang chờ đợi bạn trong cuộc sống du học phía trước.

Tài chính cạn kiệt

Mặc dù bạn đã rất nỗ lực để lên kế hoạch tài chính và theo dõi các khoản chi tiêu của mình hàng ngày. Quần áo, mỹ phẩm, du lịch, tiền thuê nhà, vé sự kiện….có quá nhiều thứ để mua khi ở nước ngoài và kết quả là tài chính của bạn bị cạn kiệt.

kho-khan-khi-du-hoc-tai-chinh-can-kiet

Giống như tất cả các bạn sinh viên khác, đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát tài chính của mình. Nếu bạn sống ở nước ngoài, có thể khó khăn hơn để điều hòa chi phí sinh hoạt và chi phí học tập của bạn.

Rời xa vòng tay bố mẹ, bạn phải tự mình quản lý tài chính, chắc chắn đây là một trong những thách thức khó khăn mà bạn phải đối mặt. Và mối quan tâm về tài chính này có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn hoặc căng thẳng.

Giải pháp:Re

  • Có chiến lược quản lý tài chính của bạn.
  • Không tiêu xài hoang phí.
  • Thanh toán hóa đơn đúng hạn để tránh thêm phí trễ.
  • Tìm kiếm việc làm thêm phù hợp
  • Săn học bổng

Trên đây là tất cả những khó khăn khi du học thường gặp dành cho bạn. Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học trong thời gian tới mà chưa xác định được đất nước phù hợp với mình, hãy liên hệ chuyên gia của DUHOCVES ngay để được hỗ trợ tận tâm và giải đáp chi tiết mọi thắc mắc nhé!

> Đọc thêm thông tin:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *