CHỨNG MINH MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG HOẶC PARTNER TRONG HỒ SƠ DI TRÚ

Chứng minh mối quan hệ

Khi nộp visa cùng với vợ/chồng (spouse) hoặc de facto partner, các bằng chứng chứng minh mối quan hệ (relationship) của bạn không nên chỉ được chuẩn bị ngay tại thời điểm nộp visa. Bạn cần chứng minh với Bộ Di Trú về tính xác thực và liên tục của mối quan hệ.

Do đó, tất cả bằng chứng cần được chuẩn bị chu đáo từ trước để đảm bảo visa của bạn được cấp suôn sẻ!Trong bài viết này, DUHOCVES sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về việc chứng minh mối quan hệ trong hồ sơ Di trú.

CHNG MINH MỐI QUAN HỆ TRONG NHNG TRƯỜNG HP NÀO?

Trên thực tế, hầu hết các loại visa Úc đều cho phép đương đơn chính (main applicant) được đính kèm người phụ thuộc (dependent) khi nộp đơn xin các loại visa như:

  •  Visa bảo lãnh vợ/chồng hoặc partner (Subclass 820/801, 309/100)
  •  Visa thường trú (permanent visa)
  •  Visa du học (subclass 500)
  •  Visa làm việc sau khi tốt nghiệp (subclass 485)

Người phụ thuộc bao gồm các thành viên trong gia đình (Member of the family unit – MoFU) như vợ/chồng, con cái phụ thuộc (dưới 23 tuổi), và de facto partner. Để có thể đính kèm người phụ thuộc khi nộp đơn xin visa, đương đơn chính cần phải chứng minh với Bộ Di trú về tính xác thực và liên tục của mối quan hệ. Do đó, làm thế nào để chuẩn bị và trình bày các bằng chứng chứng minh mối quan hệ với Bộ Di trú là cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên, bạn không thể đính kèm bất cứ người phụ thuộc nào khi nộp hồ sơ xin visa du lịch (subclass 600).

THẾ NÀO LÀ DE-FACTO RELATIONSHIP?

Theo định nghĩa của Bộ Luật Di Trú Úc, de-facto là một loại tình trạng mối quan hệ (relationship status) giữa hai người (cùng giới hoặc khác giới):

  • Có những cam kết chung trong mối quan hệ với nhau;
  • Mối quan hệ có tính xác thực và liên tục;
  • Đang chung sống với nhau, hoặc vì một lý do nào đó mà chỉ tạm thời không sống cùng với nhau;
  • Không có mối quan hệ huyết thống.

Về cơ bản, de-facto là mối quan hệ mà hai người chung sống, có cam kết và trách nhiệm với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn (Marriage Certificate). Ngoài ra, không có sự khác biệt nào khác giữa mối quan hệ vợ chồng (spouse) và de-facto partner. Do đó, cho dù bạn đã đăng ký kết hôn, bạn vẫn cần cung cấp cho Bộ Di Trú những bằng chứng chứng minh tính xác thực và liên tục của mối quan hệ trong hồ sơ Di trú của bạn. Nói cách khác, giấy đăng ký kết hôn là chưa đủ và không chắc chắn đảm bảo “an toàn” cho hồ sơ Di trú của bạn!

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỨNG MINH MỐI QUAN HỆ?

Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chứng minh mối quan hệ vợ chồng hoặc de facto partner trong hồ sơ Di trú (The 4 pillars). Và khi nộp hồ sơ cho Bộ Di Trú, bạn cần chứng minh rằng hồ sơ của bạn thoả cả 4 điều kiện này, bao gồm:

1. Ràng buộc về mặt tài chính (Financial aspects):

Vợ chồng hoặc de facto partner được xem là có những ràng buộc về mặt Tài chính khi:

  • Đồng sở hữu tài sản chung.
  • Cùng có nghĩa vụ và trách nhiệm với các khoản nợ chung.
  • Có tài khoản ngân hàng chung (joint bank account) và sử dụng thường xuyên để chi trả các chi phí sinh hoạt hàng ngày.
  • Cùng chung các cam kết tài chính khác.

2. Chia sẻ cuộc sống gia đình hàng ngày (Nature of the household):

Vợ chồng hoặc de facto partner cần trình bày với Bộ Di trú về cách hai người chia sẻ cuộc sống gia đình hàng ngày như:

  • Bằng chứng sống cùng một địa chỉ.
  • Phân công chia sẻ công việc nhà hàng ngày.
  • Cùng nhau chăm sóc và nuôi dạy con cái (nếu có).

3. Công nhận của xã hội (Social aspects):

Chứng minh rằng mối quan hệ vợ chồng hoặc de facto partner của bạn được gia đình và xã hội công nhận bằng cách:

  • Form 888 xác nhận mối quan hệ của hai người từ bạn bè và người quen.
  • Giấy xác nhận mối quan hệ từ cha mẹ hai bên.
  • Bằng chứng chứng minh đã khai báo tình trạng hôn nhân với các tổ chức, cơ quan khác hoặc trên mạng xã hội.
  • Bằng chứng tham gia các hoạt động xã hội cùng nhau.
  • Bằng chứng đi du lịch cùng nhau.
  • Hình ảnh chụp chung với nhau và gia đình, bạn bè.

4. Cam kết giữa hai người (Personal commitment):

– Để thể hiện cam kết trong mối quan hệ vợ chồng hoặc de facto partner, mỗi người cần viết một lá thư (khoảng 2 trang) trình bày về mối quan hệ của hai bạn và suy nghĩ của bạn về mối quan hệ đó, nhằm chứng minh với Bộ Di trú rằng mối quan hệ của hai bạn là nghiêm túc và lâu dài.

– Ngoài ra, trong quá trình xét duyệt hồ sơ, nhân viên Bộ Di trú có quyền yêu cầu phỏng vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp, nhằm kiểm tra và đối chứng tính xác thực của những bằng chứng chứng minh mối quan hệ của bạn.

KHOẢNG THỜI GIAN YÊU CẦU TỐI THIỂU KHI CHỨNG MINH MỐI QUAN HỆ DE FACTO

Bên cạnh yêu cầu phải thỏa cả 4 điều kiện trên, 12 THÁNG là khoảng thời gian TỐI THIỂU mà thông thường Bộ Di trú yêu cầu chứng minh cho mối quan hệ của bạn với de fecto partner. Trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như đã có con chung, thì đương đơn có thể không cần chờ đến hết 12 tháng.

Vậy trong trường hợp mối quan hệ de facto của bạn chưa kéo dài đủ 12 tháng, bạn có thể nộp hồ sơ Di trú chung với de facto partner không?

Bạn có thể đăng ký mối quan hệ (Domestic Relationship) tại các văn phòng chính phủ Tiểu bang:

  • VIC, NSW, SA – Registered relationship
  • ACT, QLD – Civil Partnership
  • TAS – Significant relationship
  • Hiện không khả dụng ở NT, WA

Về cơ bản, khi đã ký giấy Domestic Relationship, bạn có thể được miễn yêu cầu chứng minh 12 tháng tối thiểu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ đảm bảo chắc chắn khả năng đậu visa của bạn, đặc biệt nếu mối quan hệ de facto của hai bạn chỉ mới bắt đầu trong một khoảng thời gian quá ngắn.

Dù đã đăng ký Domestic Relationship, bạn vẫn phải chứng minh với Bộ Di Trú về tính xác thực và liên tục của mối quan hệ và vẫn phải thỏa cả 4 điều kiện như đã phân tích ở trên. Do đó, theo kinh nghiệm của DUHOCVES, 6 THÁNG là khoảng thời gian an toàn trong trường hợp các bạn đăng ký Domestic Relationship để hạn chế rủi ro và đảm bảo khả năng được cấp visa cao.

* LƯU Ý:

– Giấy đăng ký mối quan hệ (Domestic Relationship) không giá trị bằng Giấy đăng ký kết hôn (Marriage Certificate). Domestic Relationship chỉ có tác dụng miễn trừ yêu cầu chứng minh 12 tháng tối thiểu của mối quan hệ de facto.

– Chỉ nộp Giấy đăng ký kết hôn (Marriage Certificate) là chưa đủ để chứng minh mối quan hệ vợ chồng và không chắc chắn đảm bảo “an toàn” cho hồ sơ Di trú của bạn. Trừ khi hai bạn đã có con chung và cung cấp giấy khai sinh có tên cha mẹ thì không cần cung cấp quá nhiều các giấy tờ chứng minh khác.

– Trong thời gian gần đây, Bộ Di Trú bắt đầu xem xét đến các yếu tố văn hoá truyền thống khi xét duyệt mối quan hệ, đặc biệt đối với hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng hoặc partner (Subclass 820/801, 309/100).

Ví dụ: đăng ký kết hôn nhưng không tổ chức đám cưới, đám cưới tổ chức sơ sài hoặc không có sự tham gia của người thân và bạn bè.

– Thời gian của mối quan hệ là yếu tố quan trọng tiên quyết khi chứng minh mối quan hệ vợ/chồng hoặc de facto partner.

– Lưu ý tình trạng mối quan hệ (relationship status) bạn đã khai với Bộ Di Trú trong lần xin visa trước đây.

> Xem thêm thông tin:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *